Cách thuộc da bò đơn giản đem lại chất lượng cao
Thuộc da bò là quá trình xử lý da bò tự nhiên thô thành da bò thành phẩm có thể một sử dụng trong nhiều mục đích, nhu cầu khác nhau như sản xuất nội thất, giày, túi xách, đồng hồ,… Vậy thuộc da bò như thế nào là đúng cách?
Bài viết dưới đây, KALIX sẽ hướng dẫn chi tiết cho người đọc cách thuộc da bò đơn giản kèm theo những lưu ý và giải đáp một vài thắc mắc khi thuộc da bò. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thuộc da bò là gì?
Da bò tự nhiên (da bò thô) muốn đưa vào sử dụng phải trải qua quá trình thuộc da nghiêm ngặt. Thuộc da bò, đó là quá trình loại bỏ đi lớp lông, mỡ thừa và được tẩm trong những hóa chất khác nhau để da bò có độ mềm, bền bỉ, dẻo dai cũng như có màu sắc đẹp.
Xem thêm: Da bò ý là gì?
Cần chuẩn bị những gì trước khi thuộc da bò?
Để quá trình thuộc da diễn ra an toàn, hiệu quả chúng ta cần chuẩn bị các máy móc, dụng cụ và hóa chất cần thiết như:
- Dao hoặc kéo da để loại bỏ bụi bẩn, mỡ thừa còn sót lại trên da
- Găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với chất thuộc da
- Hóa chất làm sạch như crom, vôi trong,…
- Nước và bồn chứa nước
- Dụng cụ gắp và đánh da
- Máy móc và thiết bị bảo quản da
Hướng dẫn cách thuộc da bò đơn giản và phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có nhiều cách thuộc da bò khác nhau, dưới đây là 7 bước thuộc da bò đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Cùng KALIX tìm hiểu ngay nhé!
Bước 1: Phục hồi độ ẩm cho da thô
Để phục hồi độ ẩm cho da bò thô, nên ngâm nước từ 5-6 giờ để da được mềm mại và quá trình thuộc da dễ dàng hơn.
Bước 2: Tiến hành làm sạch da thô
Trước khi bước vào giai đoạn làm sạch, nên tách lớp da ra khỏi thớ cơ của bò sau đó là công đoạn loại bỏ các vết cặn bẩn, bụi hay lông bò còn bám trên da. Quá trình này sẽ hạn chế việc làm cho da bị hỏng trước khi tiến hành thực hiện cách bước thuộc da bò tiếp theo.
Bước 3: Ngâm da bò vào nước vôi
Đây là công đoạn loại bỏ toàn bộ các mô mỡ và lông còn sót lại trên da bò. Việc ngâm da bò vào nước vôi nên kéo dài khoảng 12-18 giờ và khoảng 5-7 phút, nên thực hiện 1 lần việc khuấy và đảo đều tay da bò đang ngâm.
Bước 4: Làm sạch da bò bằng nước vôi lần 2
Sau khi ngâm da bò với nước vôi nếu vẫn còn chất bẩn sót lại thì sẽ phải làm sạch lại một lần nữa với nước vôi. Công đoạn này rất quan trọng vì nếu không làm thật sạch thì cấu trúc bề mặt da sẽ bị hỏng gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Ngoài ra, khi áp dụng công đoạn này trong quá trình thuộc da bò sẽ giúp da thành phẩm trở nên mềm và dễ tạo hình hơn.
Bước 5: Làm mềm da bò bằng dung dịch
Trong hướng dẫn cách thuộc da bò này, thợ thuộc da có thể làm mềm da bằng dung dịch muối kiềm crom. Khi ngâm da với dung dịch muối crom trong khoảng 10-14 giờ, da sẽ trở nên mềm mại, cơ giãn và có độ bóng hơn so với da tự nhiên. Ngoài ra, thợ thuộc da có thể sử dụng các hóa chất khác như: phèn, titan, muối zirconi,..., để làm mềm da bò và phương pháp này khá thân thiện với sinh thái.
Bước 6: Phơi khô và vò mềm da
Sau khi làm sạch và làm mềm da sẽ trở nên ẩm hơn, lúc này cần giảm độ ẩm xuống mức 12-15% là tốt nhất. Có thể phơi hoặc sấy da để đạt đến độ ẩm chuẩn như ý muốn. Khi da đã khô, tiến hành công đoạn vò da để tăng sự mềm mại và mài nhẵn bề mặt da nhằm tăng vẻ ngoài hoàn hảo cho sản phẩm.
Bước 7: Nhuộm màu cho da bò
Đây là công đoạn cuối cùng khi thuộc da bò, có thể giữ nguyên màu da bò hoặc nhuộm màu theo nhu cầu, sở thích. Hiện nay có một số cách nhuộm màu cho da như: dùng cây vỏ vẹt để tạo nên màu đỏ cho da, dùng phèn chua để chuyển da thành trắng hoặc hơ lửa để da chuyển vàng, hoặc dùng thuốc nhuộm,…
Xem thêm: Cách chọn màu ghế sofa đẹp, phù hợp cho phòng khách
Cần lưu ý những gì khi thuộc da bò?
Thuộc da bò đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công và cũng khá nguy hiểm vì tiếp xúc nhiều với hóa chất vậy nên khi thuộc da bò, người thực hiện hoặc thợ thủ công thuộc da cần lưu ý 5 điều sau:
- Trước khi lựa chọn da cần xác định vị trí chính xác của da vì tùy từng bộ phận của bò mà độ dày và tính chất da sẽ khác nhau.
- Những hóa chất chứa tanin, crom... đều có thể độc hại cho da tay. Vì vậy, nên đeo găng tay và rửa sạch sau mỗi lần tiếp xúc.
- Tránh để da bò tiếp xúc với thuốc thuộc quá lâu làm thay đổi chất lượng và cấu trúc của da.
- Khi bắt đầu thuộc da, nên thử thuộc da bằng những miếng da nhỏ đơn giản để vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Không nên sử dụng các miếng da lớn hoặc có giá trị để thuộc da.
- Sau khi thuộc da, cần xử lý chất thải của quá trình thuộc da một cách an toàn và đúng cách tránh gây hại đến môi trường.
Thuộc da bò mất khoảng bao lâu?
Thuộc da bò là quá trình lâu dài, mất nhiều công đoạn nên có thể mất từ vài ngày đến một tuần. Công đoạn chuẩn bị, thuộc và xử lý sau khi thuộc đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và có tính kiên trì cao.
Có thể dùng da động vật khác thay cho da bò được không?
Không thể thay thế da bò bằng da động vật khác khi thuộc da. Vì mỗi loại da động vật có cấu trúc và tính chất riêng biệt do đó quy trình thuộc cũng khác nhau. Đặc biệt, đối với những động vật quý hiếm được nhà nước bảo vệ, cấm khai thác giết thịt thì không nên sử dụng vì đó là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị phạt nặng.
Bài viết trên, KALIX đã chia sẻ chi tiết về cách thuộc da bò cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình thuộc da bò.
Quá trình thuộc da bò không phải là công việc nhanh chóng mà đòi hỏi nhiều bước phức tạp và mỗi bước đều cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng, kiên trì để đảm bảo thành phẩm da bò đạt chất lượng tốt nhất.
Hy vọng thông qua bài viết trên, người đọc có thể áp dụng cách thuộc da bò thành công và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Tôi là Nguyễn Đức Lực - quản lý kỹ thuật Nội Thất KALIX. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nội thất, tôi đã đóng góp tích cực vào việc phát triển sản phẩm, từ khâu thiết kế đến sản xuất và lắp đặt. Tôi luôn chú trọng đến sự sáng tạo, chất lượng và tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm, đồng thời cam kết mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
0 bình luận
Bài viết liên quan
Luc Nguyen Duc·
Da bò thuộc thảo mộc là gì? Tính ứng dụng của da veg
Luc Nguyen Duc·
Leather là gì? Các loại da leather phổ biến trên thị trường
Địa chỉ: Shophouse 8.15 Khai Sơn, Long Biên, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 21:00
(Có chỗ để xe ô tô)
Địa chỉ: Số 17, ngõ 509, đường Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 17:30
(Có chỗ để xe ô tô)