10 chất liệu ghế sofa được ưa chuộng, phổ biến nhất hiện nay
Một chiếc ghế sofa không còn là món đồ nội thất xa lạ trong ngôi nhà của chúng ta hiện nay. Ngoài sự đa dạng về màu sắc lẫn thiết kế của sofa, thì lựa chọn về chất liệu cũng muôn vàn không kém. Các chất liệu gồm có da thật, da công nghiệp, vải nỉ, vải cotton, vải sợi gai, vải sợi Polyester, vải sợi nhân tạo, vải linen,...Bài viết này sẽ tổng hợp 10 chất liệu ghế sofa phố biến, để quý khách hàng hiểu qua về đặc điểm của từng loại.
Ghế sofa chất liệu da cao cấp
Dòng sofa chất liệu da được chia ra hai loại chính là da thật và da công nghiệp. Đặc biệt hơn, mỗi dòng lại có nhiều nhánh chất liệu con, với tính chất và giá cả khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Chất liệu da thật
- Đặc điểm:
Đặc điểm của những lớp sofa da là được gia công từ động vật, trải qua quá trình thuộc da bằng thảo mộc hoặc crom, và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Có những màu tự nhiên từ da bò hoặc da trâu mà các loại da thông thường không bắt chước được. Do đó, bọc ghế sofa da thật luôn mang giá trị tầm cao và sang trọng.
- Ưu điểm:
Những tấm da thật mang ưu điểm ở chỗ được sản xuất từ da bò hoặc da trâu, phải trải qua nhiều lớp xử lý kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn khắt khe. Nhờ đó, chất liệu này mềm, mịn, không dễ trầy, dày, và bền theo thời gian. Bên cạnh đó, chất liệu da thật luôn cho vẻ đẹp chân thực nhất. Ví dụ như trên bề mặt da có những vết côn trùng cắn, vết nhắn,... làm tăng vẻ đẹp tự nhiên nhưng hết sức sang trọng.
Bọc sofa với da thật giúp ghế truyền nhiệt tốt, mùa đông ngồi ghế sẽ ấm, mùa hè ngồi vào sẽ cảm thấy mát. Hơn nữa, với công nghệ tiên tiến ngày nay, các nghệ nhân có thể nhuộm tấm da cho ra nhiều phiên bản màu sắc khác nhau.
- Nhược điểm:
Tuy nhiên, với nhiều ưu thế đáng mong đợi ở một chiếc sofa như vậy thì giá thành sẽ cao. Da thật cũng dễ bị ẩm mốc và khó bảo quản hơn do điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.
Chất liệu da công nghiệp
Chất liệu da công nghiệp cho sofa bao gồm ba phân khúc: da Simili, da PU, da Microfiber. Những loại da này xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng hơn. Cùng điểm qua một vài ưu điểm và nhược điểm của ba loại da nêu trên:
- Da Simili: Là mẫu da công nghiệp được tái tạo thành phiên bản khác rẻ hơn của da thật. Chất liệu này làm từ nhựa, không thấm nước, màu sắc phong phú. Nhưng, vì là da nhân tạo nên độ bền không cao và độ mềm cũng không sánh được với da thật.
- Da PU: Có độ bền tương đối, bề mặt da “thật” hơn tuy nhiên không mịn, độ bền cũng rất hạn chế vì vẫn là chất liệu công nghiệp tổng hợp
- Da Microfiber: Là da nhân tạo từ xơ vi mảnh. Có phần nhìn giống với da thật nhất. Độ bền được đánh giá là tốt, trên 10 năm. Mặc dù là sản phẩm “giả da” nhưng vì đảm bảo được một số yếu tố bắt điểm của da thật, nên sofa bọc dòng da này sẽ tương đối đắt tiền
Xem thêm: Cấu tạo ghế sofa chi tiết
Ghế sofa chất liệu vải bền bỉ
Chất liệu vải nỉ
Đặc thù của vải nỉ là pha giữa vải và len. Vải này được ứng dụng nhiều kể cả trong may mặc, không chỉ riêng nội thất sofa. Chúng có độ mềm mại và êm ái nhất định nhờ có lớp len, nhưng vẫn tạo độ chắc chắn cho bề mặt ghế. Vải có khả năng giữ ấm tốt nhờ lớp len nên ngồi mùa đông rất thoải mái, đồng thời cũng không gây nóng nực khi thời tiết trở hè, thậm chí còn tạo cảm giác mát mẻ.
Nhược điểm dễ thấy nhất ở loại vải này là dễ bám bụi và khó lau chùi. Đồng thời vải thấm nước nhưng khó khô, dễ gây mất vệ sinh cho sản phẩm như là sofa. Nếu để một thời gian thì chất liệu vải dễ sờn bẩn, không bền theo thời gian.
Chất liệu vải cotton hay vải bố
Vải cotton, hay còn gọi là vải bố, được sử dụng nhiều trong may mặc hằng ngày, cụ thể là quần áo bảo hộ, túi xách cần độ bền dai. Chúng có ưu điểm là nhẹ, bề mặt êm ái cho da, dễ lau chùi, nên về độ dễ sử dụng thì vải cotton rất được ưa chuộng để bọc sofa. Vải này cũng không gây bức bí do độ chống thấm nước cực kì tốt.
Tuy nhiên, tuổi thọ của chất liệu này thì không cao. Chúng không có độ chống lủng khi va chạm vật sắc nhọn, có thể dễ rách và trầy xước khiến thẩm mỹ của ghế xuống cấp qua thời gian. Ngoài ra, vì thấm nước tốt nên để khô khi làm sạch thì khá mất thời gian.
Chất liệu vải canvas
Sofa bọc vải canvas ngồi rất thoải mái do tính chất thoáng khí của loại vải. Vải này được cấu tạo từ sợi gai, bông, và đay từ thiên nhiên, do đó lành tính cho da. Ưu điểm của những sợi vải tự nhiên là kháng khuẩn tuyệt vời, có khả năng chống tia cực tím nên cực kỳ an toàn. Vải canvas cũng có thể bọc nhiều hình dáng sofa khác nhau như sofa băng, sofa góc,... nhờ tính đàn hồi tốt.
Tuy nhiên, nhược điểm khi sofa bọc vải canvas là vải hơi dày và cứng. Dù đã được đan những sợi gai bông để tạo độ êm ái thì bản chất của vải vẫn thô và khó đàn hồi. Cũng theo đó mà khi giặt thì vải rất nhăn, khó trở về hình dáng phẳng phiu như ban đầu.
Chất liệu vải sợi Hemp
Đây là chất vải tự nhiên, thân thiện với mọi loại da. Nếu vải sợi Hemp được ứng dụng phổ biến trong may mặc vì tính chất thấm hút tốt, tạo cảm giác thông thoáng, thì dùng chất liệu này để bọc sofa cũng đem lại ưu điểm tương tự. Loại vải này dạo gần đây rất được thị trường săn đón vì chúng mang tính ứng dụng cao cho các công tác phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Vải Hemp ít cho lựa chọn nhiều về màu sắc, chỉ bao gồm các màu trung tính, nhã nhặn nhưng sẽ phù hợp với những ai theo phong cách tối giản, phong cách xanh. Giá thành của chất liệu này cũng không rẻ vì được thị trường săn lùng nhiều, đặc biệt sợi Hemp có nguồn gốc từ thiên nhiên nên càng khó khai thác.
Chất liệu vải sợi Polyester
Nói đến Polyester thì đa phần ta nhớ tới sợi tổng hợp. Chúng đa dạng và chất lượng luôn không ngừng được cải thiện. Nhu cầu cho loại vải sợi này rất cao vì sản phẩm muôn vàn màu sắc, giá thành cũng dao động từ rẻ đến cao cấp nên dễ được chọn hơn.
Dù vậy, vải sợi Polyester không thoáng khí, đôi khi bí bách. Chất liệu vải chỉ đảm bảo chất lượng ngồi thoải mái khi ở trong điều kiện phòng máy lạnh, ngược lại có thể tạo cảm giác nóng bức.
Chất liệu vải sợi nhân tạo Olefin
Vải này cũng là vải tổng hợp, nhân tạo. Độ chống nước tốt, nếu có thấm nước thì cũng khô nhanh. Vải nhân tạo Olefin bền nhẹ, chống mài mòn, chống ố. Tuy nhiên, chất liệu này khi ma sát nhiều có thể gây hư hỏng, đồng nghĩa với tuổi thọ của vải cũng giảm đi đáng kể do ma sát khi ngồi. Bên cạnh đó, mặc dù vải giữ màu rất bền, nhưng lại khó nhuộm vì khả năng bám màu không tốt. Vì vậy, người ta cũng hiếm khi tái tạo loại vải này.
Chất liệu vải linen
Ngoài việc được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc, thì vải linen cũng được tận dụng cho lớp bọc sofa, trang trí nội thất. Vải lanh được làm từ sợi cây lanh, nên thành phần chắc chắn tự nhiên. Rất lành tính, thoáng mát gây cảm giác dễ chịu cho bề mặt da khi tiếp xúc với ghế.
Mặc dù vậy, mức độ phổ biến của vải linen trên thị trường vẫn còn hạn chế, chưa nhiều nơi gia công. Nếu cần một chiếc sofa bọc chất liệu vải linen thì quý khách hãy đặt hàng từ nhà sản xuất và tùy chỉnh theo ý thích của mình.
Chất liệu vải sợi nhân tạo Acrylic
Thường được biết đến với cái tên vải len nhân tạo, vải Acrylic được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ, hợp lý. Đặc điểm của vải là độ co giãn vượt trội, trọng lượng nhẹ, giữ ấm khá tốt đến tốt. Màu sắc của sofa làm từ sợi vải nhân tạo Acrylic cũng đếm không xuể vì chúng dễ dàng được nhuộm nhờ thấm màu tốt.
Nhược điểm lớn nhất ở vải Acrylic là nóng, hơi châm chích ở da, gây khó chịu và không mấy thoải mái đối với một sản phẩm thư giãn như sofa. Chúng cũng dễ bị xù lông, còn độ bền thẩm mỹ thì khá kém.
Xem thêm: Tìm hiểu da pu. Ưu nhược điểm của da Pu là gì?
Nên chọn sofa chất liệu nào?
Mỗi một chất liệu ghế sofa mang nhiều đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu, mức độ phù hợp kinh tế và phong cách trong nhà, quý khách có thể chọn lựa cho mình những mẫu bọc ghế ưng ý nhất.
Như vậy, sau khi đã điểm qua ưu và nhược điểm của 10 chất liệu bọc sofa thì khách hàng có thể lựa chọn loại bọc theo các tiêu chí sau sao cho phù hợp với nhu cầu của mình:
- Về độ bền và tuổi thọ: da thật, da công nghiệp Microfiber, vải nỉ, vải cotton/vải bố, vải nhân tạo Olefin
- Về độ thoải mái: da thật, da công nghiệp Microfiber, vải nỉ, vải cotton/vải bố, vải sợi gai, vải Hemp, vải nhân tạo Olefin
- Về giá thành rẻ, hợp lý: vải sợi Polyester, vải sợi nhân tạo Acrylic, hoặc một số loại vải đã nêu qua tư vấn của nhà cung cấp bọc sofa
Xem thêm: Có nên chọn da nappa cho nội thất da không?
Lựa chọn chất liệu ghế sofa sao cho phù hợp với không gian sống quả thực không phải là điều dễ dàng. Đây thậm chí còn là khoản chi cần nhiều sự cân đo đong đếm. Song, bài viết này đã tổng hợp 10 chất liệu ghế sofa giúp cũng như chỉ ra những nhược điểm cần tránh khi chọn lựa bọc sofa. Vậy nên, hãy đảm bảo quý khách hàng cân nhắc độ bền, sự thoải mái, và giá thành phù hợp nhu cầu khi mua một chiếc sofa cho ngôi nhà của mình.
Tôi là Nguyễn Đức Lực - quản lý kỹ thuật Nội Thất KALIX. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nội thất, tôi đã đóng góp tích cực vào việc phát triển sản phẩm, từ khâu thiết kế đến sản xuất và lắp đặt. Tôi luôn chú trọng đến sự sáng tạo, chất lượng và tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm, đồng thời cam kết mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
0 bình luận
Bài viết liên quan
Luc Nguyen Duc·
30+ mẫu ghế sofa 1m2 hiện đại, phù hợp với mọi không gian
Luc Nguyen Duc·
10 chất liệu ghế sofa được ưa chuộng, phổ biến nhất hiện nay
Luc Nguyen Duc·
Cách giặt ghế sofa tại nhà cực kì đơn giản, nhanh chóng
Luc Nguyen Duc·
25+ mẫu ghế sofa 1m6 đẹp, sang trọng cho phòng khách nhỏ
Luc Nguyen Duc·
Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về cấu tạo của ghế sofa phòng khách
Luc Nguyen Duc·
Cách bảo quản ghế sofa phòng khách bền đẹp, đúng cách
Địa chỉ: Shophouse 8.15 Khai Sơn, Long Biên, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 21:00
(Có chỗ để xe ô tô)
Địa chỉ: Số 17, ngõ 509, đường Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 17:30
(Có chỗ để xe ô tô)