10 loại gỗ làm ghế sofa phòng khách được ưa chuộng nhất hiện nay
Sofa là món đồ nội thất quen thuộc, góp phần tạo nên sự ấm cúng và sang trọng cho phòng không gian phòng khách. Trong đó, sofa làm từ chất liệu gỗ thường được ưa chuộng bởi sự bền đẹp, giá trị thẩm mỹ cao và thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến người dùng 10 loại gỗ làm ghế sofa phòng khách phổ biến nhất hiện nay!
Gỗ Sồi Mỹ
Gỗ Sồi Mỹ (hay còn gọi là gỗ Oak) là loại gỗ tự nhiên nhập khẩu được ưa chuộng trong ngành nội thất. Loại gỗ này nổi bật với những ưu điểm như đường vân gỗ đều đặn, có độ cứng và khả năng chịu lực tốt. Gỗ Sồi Mỹ thường có giá thành khá cao và được sử dụng phổ biến trong chế tạo sofa.
Gỗ Tần Bì
Gỗ Tần Bì (hay còn gọi là gỗ Ash) là loại gỗ tự nhiên nhập khẩu có giá thành hợp lý. Gỗ Tần Bì sở hữu màu vàng nhạt đến trắng kem tinh tế với những đường vân gỗ thẳng đều mang lại vẻ đẹp hiện đại. Loại gỗ này có độ dẻo dai cao, dễ dàng gia công tạo hình. Đồng thời bề mặt gỗ mịn, dễ bám dính sơn và các chất phủ bóng giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ gỗ tốt hơn.
Gỗ Sưa
Gỗ Sưa (hay còn gọi là gỗ Huỳnh Đàn, Trắc Thối) là loại gỗ quý hiếm có giá thành cao và được xếp vào hàng "vua gỗ". Gỗ Sưa có tuổi thọ cao, bền bỉ nhờ độ cứng cao và khả năng chống chịu tốt. Đồng thời loại gỗ này có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn và đường vân đẹp nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất, đặc biệt là ghế sofa.
Gỗ Trắc
Gỗ Trắc (hay còn gọi là gỗ Trắc Đỏ, Trắc Muội) là loại gỗ quý hiếm có màu đỏ đậm đến nâu sẫm cùng những đường vân gỗ uốn lượn mềm mại. Gỗ Trắc có độ cứng cao, chịu lực tốt, chống cong vênh, mối mọt và ít bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường. Bên cạnh việc sử dụng để chế tác nhiều sản phẩm cao cấp như sofa, bàn ghế, tủ kệ, tượng gỗ,... gỗ Trắc còn được dùng để làm thuốc trị bệnh và làm nhang trầm. Tuy nhiên, gỗ Trắc là loại gỗ quý hiếm, trữ lượng ngày càng cạn kiệt, dẫn đến giá thành cao và khó khăn trong việc khai thác.
Gỗ Hương
Gỗ hương là loại gỗ được ưa chuộng trong chế tác sofa nhờ có những đường vân đẹp và thớ mịn, đều không bị xoắn. Ngoài ra, loại gỗ này sở hữu độ cứng cao và khả năng chống chịu tốt và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Cũng như gỗ Sưa và gỗ Trắc, gỗ Hương thuộc loại gỗ quý hiếm nên thường có giá thành đắt đỏ hơn các loại gỗ thông thường.
Gỗ Xoan Đào
Gỗ Xoan Đào (còn có tên gọi khác là Sapellli) là loại gỗ phát triển tự nhiên trong rừng, có màu hồng nhạt hoặc nâu hồng. Gỗ Xoan Đào được biết đến là loại gỗ có vân đều, thẳng vô cùng đẹp mắt và khi bổ dọc sẽ thấy có hình vân núi xếp chồng lên nhau độc đáo. So với các loại gỗ tự nhiên quý hiếm khác, gỗ Xoan Đào có mức giá khá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Gỗ Mun
Gỗ Mun là loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong Danh mục gỗ rừng Việt Nam. Loại gỗ này thường có màu đen tuyền đặc trưng, với những đường vân gỗ mịn và đẹp mắt. Ngoài ra, gỗ Mun có ưu điểm chung là không bị mục hay mối mọt, độ bền cao trước mọi điều kiện tự nhiên và nếu càng sử dụng lâu sẽ càng bóng. Vì vậy, giá thành của gỗ Mun cũng thuộc hàng đắt đỏ và khó mua hơn những loại gỗ khác.
Gỗ Lim
Gỗ Lim là tên gọi chung cho nhóm gỗ quý hiếm thuộc họ Fabaceae (họ đậu), bao gồm nhiều loại khác nhau như lim xanh, lim Lào, lim Nam Phi,... Trong số đó, lim xanh (Erythrophleum fordii) là loại gỗ lim phổ biến và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Gỗ Lim có cấu trúc thớ gỗ dày đặc, vân gỗ xoắn đẹp mắt, khả năng chịu lực nén và va đập tốt. Gỗ Lim là loại gỗ quý hiếm với nhiều ưu điểm nổi bật về độ bền, màu sắc, thẩm mỹ và giá trị phong thủy vì vậy giá thành của gỗ Lim khá cao.
Gỗ Tràm
Gỗ tràm (tên khoa học là Acacia auriculiformis) có nguồn gốc từ Úc và được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Gỗ Tràm có cốt gỗ cứng cao và khả năng chịu lực tốt thích hợp cho các công trình xây dựng và sản xuất nội thất như sofa. Ngoài ra, gỗ Tràm còn có hàm lượng tinh dầu cao và chống thấm nước hiệu quả, phù hợp cho các khu vực ẩm ướt như Việt Nam. Giá thành của gỗ Tràm tương đối rẻ so với các loại gỗ tự nhiên khác.
Gỗ Keo
Gỗ Keo là loại gỗ được được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Gỗ keo là một trong những loại gỗ tự nhiên có giá thành rẻ nhất trên thị trường. Loại gỗ này cũng có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt và chống thấm nước, thích hợp sử dụng trong môi trường ẩm ướt. Do đó, gỗ Keo được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, xây dựng, đóng tàu,...
Ở KALIX dùng chủ yếu loại gỗ nào?
Tại KALIX sử dụng chủ yếu gỗ Sồi Mỹ và Tần Bì để sản xuất ghế sofa phòng khách. Hai loại gỗ này được lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội về độ cứng, độ bền, khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao.
KALIX luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu gỗ tự nhiên 100%, được tuyển chọn kỹ lưỡng và xử lý theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm. Với đội ngũ thiết kế tài năng và những người thợ thi công lành nghề, KALIX luôn mang đến cho khách hàng những mẫu ghế sofa phòng khách sang trọng, tinh tế và đẳng cấp.
Tùy vào sở thích, nhu cầu và phong cách nội thất, quý khách có thể lựa chọn loại gỗ làm ghế sofa phù hợp với không gian sống của mình. Nếu quý khách có bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay KALIX để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ:
Website: https://kalix.vn/
Zalo: 0942689393
Email: kalixfurniture@gmail.com
Messenger: https://m.me/kalixfurniture
Tôi là Nguyễn Đức Lực - quản lý kỹ thuật Nội Thất KALIX. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nội thất, tôi đã đóng góp tích cực vào việc phát triển sản phẩm, từ khâu thiết kế đến sản xuất và lắp đặt. Tôi luôn chú trọng đến sự sáng tạo, chất lượng và tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm, đồng thời cam kết mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
0 bình luận
Bài viết liên quan
Luc Nguyen Duc·
Sự thật đằng sau bộ sofa GIÁ RẺ có thể bạn chưa biết
Luc Nguyen Duc·
Cách phân biệt và so sánh chi tiết giữa gỗ Sồi và gỗ Thông trong thiết kế nội thất
Luc Nguyen Duc·
Đệm Mút Coolsafe - Sự Lựa Chọn Lý Tưởng Cho Không Gian Sống Thoải Mái Và An Toàn
Luc Nguyen Duc·
Tại sao không nên dùng gỗ thông làm khung gỗ sofa?
Địa chỉ: Shophouse 8.15 Khai Sơn, Long Biên, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 21:00
(Có chỗ để xe ô tô)
Địa chỉ: Số 17, ngõ 509, đường Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 17:30
(Có chỗ để xe ô tô)