Cách phân biệt và so sánh chi tiết giữa gỗ Sồi và gỗ Thông trong thiết kế nội thất
Gỗ Sồi và gỗ Thông là hai loại vật liệu tự nhiên phổ biến trong ngành thiết kế nội thất, thu hút sự quan tâm từ người sử dụng nhờ sự đa dạng và độ bền. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại gỗ phù hợp với nhu cầu và phong cách thiết kế không phải lúc nào cũng đơn giản.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý khách hàng phân biệt và so sánh gỗ Sồi và gỗ Thông một cách chi tiết nhất!
Phân biệt gỗ Sồi và gỗ Thông qua đặc điểm nào?
Khách hàng có thể phân biệt gỗ Sồi và gỗ Thông qua 5 đặc điểm sau đây:
Trọng lượng
Gỗ thông tính chất gỗ xốp hơn nên nhẹ hơn gỗ Sồi.
Màu sắc và bề mặt
-
Gỗ Sồi: thường có màu nâu sáng đến nâu đậm, với vân gỗ rõ nét và đẹp mắt. Bề mặt mịn và có thể được hoàn thiện với nhiều loại sơn, chất phủ.
-
Gỗ Thông: có màu sáng hơn, thường là màu trắng hoặc màu nâu nhạt. Bề mặt mịn và có thể được sơn hoặc mài để tạo hiệu ứng mờ.
Độ cứng và độ bền
-
Gỗ Sồi: nổi tiếng với độ cứng và độ bền cao, phù hợp cho các mẫu thiết kế nội thất cần sự chắc chắn và lâu bền.
-
Gỗ Thông: tương đối mềm và nhẹ hơn so với gỗ sồi,
Giá cả
-
Gỗ Sồi: thường có giá cao hơn do độ phổ biến và tính chất cao cấp của nó.
-
Gỗ Thông: thường có giá thấp hơn, phù hợp cho các dự án với ngân sách hạn chế.
Phong cách thiết kế nội thất
Gỗ Sồi và gỗ Thông đều có nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất như sản xuất các đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường, kệ sách; bộ khung; tấm ốp. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt trong phong cách thiết kế nội thất, cụ thể:
-
Gỗ Sồi: thích hợp cho các thiết kế nội thất cao cấp và sang trọng.
-
Gỗ Thông: thường được sử dụng cho các mẫu thiết kế nội thất nhẹ nhàng, dễ thi công và các dự án DIY, mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi cho không gian sống.
Bảng so sánh gỗ Sồi và gỗ Thông
Sau đây là bảng so sánh gỗ Sồi và gỗ Thông đầy đủ, chi tiết:
Đặc điểm |
Gỗ Sồi |
Gỗ Thông |
Độ bền |
Cao, rất chắc chắn và chịu lực tốt |
Trung bình, nhẹ và chịu lực kém hơn |
Vân gỗ |
Đẹp, rõ nét, vân thẳng |
Đơn giản, mềm mại hơn, thường có mắt gỗ |
Độ dẻo |
Ít dẻo dai |
Dẻo dai hơn |
Khả năng chống mối mọt |
Tốt, hàm lượng tannin cao |
Tương đối tốt, không bằng gỗ sồi |
Khả năng hút ẩm |
Ít hút ẩm do chất gỗ đặc |
Hút ẩm nhiều hơn |
Tính ứng dụng |
Nội thất cao cấp: sàn nhà, cửa ra vào, khung ghế sofa, … |
Nội thất bình dân: đóng pallet, nội thất trang trí, ốp tường, … |
Tính thẩm mỹ |
Sang trọng, cao cấp |
Ấm cúng, gần gũi, tự nhiên |
Khả năng gia công |
Khó gia công hơn do độ cứng cao |
Dễ gia công, cắt, đục và chạm khắc dễ dàng |
Tuổi thọ |
Lâu bền, có thể sử dụng lên đến 20 -30 năm |
Tuổi thọ ngắn hơn, khoảng 3-4 năm (trong quá trình sd có thể bị cong, võng) |
Giá thành |
Thường cao hơn do tính chất cao cấp |
Thường thấp hơn, phù hợp với ngân sách hạn chế |
Độ phổ biến |
Phổ biến trong nội thất cao cấp |
Phổ biến trong nội thất bình dân |
Nên dùng gỗ Sồi hay gỗ Thông?
Khi quyết định giữa sử dụng gỗ Sồi hay gỗ Thông trong thiết kế nội thất, khách hàng cần xem xét và cân nhắc về độ phù hợp tính chất của loại gỗ đó đối với nhu cầu của bản thân:
Gỗ Sồi là lựa chọn thích hợp khi người dùng chú trọng đến độ bền và sang trọng. Với khả năng chịu nước tốt, gỗ Sồi phù hợp với cả các khu vực ẩm ướt như nhà tắm hoặc nhà bếp. Tuy nhiên, giá của gỗ Sồi thường cao hơn, vì vậy có nếu ngân sách hạn chế, khách hàng nên thể cân nhắc lựa chọn khác.
Gỗ Thông mang lại vẻ đẹp đơn giản và hiện đại cho không gian sống nhờ màu sắc tươi sáng. Đồng thời, gỗ Thông dễ dàng sử dụng và chế tác, phù hợp với nhiều mẫu thiết kế nội thất từ nhẹ nhàng đến hiện đại. Hơn nữa, gỗ Thông là lựa chọn phù hợp khi khách hàng muốn có giải pháp “ tối ưu kinh tế” hơn.
Hướng dẫn cách bảo quản gỗ Sồi và gỗ Thông
Đối với gỗ Sồi
Để bảo quản gỗ Sồi, khách hàng nên tuân thủ các bước sau:
-
Vệ sinh và kiểm tra thường xuyên: làm sạch nội thất gỗ sồi thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và ngăn chặn sự xâm nhập của mối. Đặc biệt chú ý đến các khu vực ẩm ướt, gần tường và trong ngăn tủ.
-
Đánh bóng bề mặt gỗ: nếu bề mặt gỗ Sồi bị mối xâm nhập, hãy đánh bóng lại để tạo ra một lớp phủ bảo vệ. Điều này không chỉ làm cho nội thất trông mới mẻ hơn mà còn tăng độ bền cho gỗ.
-
Quét phủ sơn màu mới: sơn một lớp phủ màu mới trên bề mặt gỗ Sồi giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mối và cũng làm cho nội thất trở nên độc đáo hơn. Hãy chọn loại sơn phù hợp để bảo vệ và làm đẹp cho gỗ.
-
Sử dụng tinh dầu cam: tinh dầu từ quả cam có khả năng chống lại mối mọt nên khách hàng có thể sử dụng tinh dầu này bằng cách phun lên bề mặt gỗ Sồi để ngăn chặn sự phát triển của mối.
-
Sử dụng thuốc diệt mối: trong trường hợp gỗ Sồi đã bị mối mọt xâm nhập, có thể sử dụng thuốc diệt mối trực tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng để loại bỏ mối mọt.
Đối với gỗ Thông
Để bảo quản nội thất bằng gỗ thông, khách hàng nên tuân thủ các biện pháp sau:
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước: gỗ thông không nên tiếp xúc trực tiếp với nước để ngăn chặn sự hấp thụ nước và sự phát triển của nấm mốc. Lau khô ngay khi gỗ thông bị dính nước.
-
Điều chỉnh độ ẩm trong phòng: độ ẩm cao có thể làm gỗ thông biến dạng và mục nát. Sử dụng máy điều hòa hoặc máy hút ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng ở mức hợp lý.
-
Tránh ánh nắng trực tiếp: ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể làm phai màu và biến dạng gỗ thông. Tránh đặt nội thất gỗ thông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và sử dụng rèm cửa để che chắn.
-
Bảo quản khi không sử dụng: bảo quản nội thất gỗ thông ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn ngừa sự ẩm ướt và môi trường ảnh hưởng. Che phủ nội thất bằng khăn bọc hoặc vải khi không sử dụng để bảo vệ khỏi bụi bẩn.
-
Vệ sinh định kỳ: vệ sinh định kỳ giúp nội thất gỗ thông luôn sạch sẽ và bền bỉ. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, không chứa hóa chất độc hại hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng để lau chùi nội thất, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh và đồ cọ cứng.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến khai thác, vận chuyển và sử dụng gỗ sồi và gỗ thông ở Việt Nam hiện nay là gì?
Mức phạt đối với hành vi khai thác trái phép gỗ thông thường trong rừng sản xuất được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, (có hiệu lực từ ngày 10/06/2019), theo đó:
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;
-
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.
Trên đây là tư vấn về mức phạt đối với hành vi khai thác trái phép gỗ thông thường trong rừng sản xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết khách hàng có thể tham khảo tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Hơn hết, nếu muốn khai thác vận chuyển gỗ Sồi hoặc gỗ Thông thì cần có sự chấp thuận của nhà nước và có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Bài viết trên, KALIX đã cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn phân biệt và so sánh giữa gỗ Sồi và gỗ Thông cùng một số thông tin liên quan đến hai loại gỗ này.
Mong rằng quý khách hàng sẽ có thêm cơ sở để lựa chọn loại gỗ phù với với nhu cầu sử dụng của gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ và giải đáp, hãy liên hệ với Nội thất KALIX ngay nhé!
Tôi là Nguyễn Đức Lực - quản lý kỹ thuật Nội Thất KALIX. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nội thất, tôi đã đóng góp tích cực vào việc phát triển sản phẩm, từ khâu thiết kế đến sản xuất và lắp đặt. Tôi luôn chú trọng đến sự sáng tạo, chất lượng và tính thẩm mỹ của mỗi sản phẩm, đồng thời cam kết mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
0 bình luận
Bài viết liên quan
Luc Nguyen Duc·
Sự thật đằng sau bộ sofa GIÁ RẺ có thể bạn chưa biết
Luc Nguyen Duc·
Cách phân biệt và so sánh chi tiết giữa gỗ Sồi và gỗ Thông trong thiết kế nội thất
Luc Nguyen Duc·
Đệm Mút Coolsafe - Sự Lựa Chọn Lý Tưởng Cho Không Gian Sống Thoải Mái Và An Toàn
Luc Nguyen Duc·
Tại sao không nên dùng gỗ thông làm khung gỗ sofa?
Địa chỉ: Shophouse 8.15 Khai Sơn, Long Biên, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 21:00
(Có chỗ để xe ô tô)
Địa chỉ: Số 17, ngõ 509, đường Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ thứ hai đến chủ nhật 08:00 - 17:30
(Có chỗ để xe ô tô)